Chào các bạn, trước đây mình từng có thời gian tự học IELTS trong 2 tháng và may mắn đạt được mục tiêu đề ra là 8.0 overall , mình thấy sắp tới nhiều bạn dự định thi trong tháng 1 và tháng 2 (trước Tết), thời gian còn khá ngắn nên muốn chia sẻ với các bạn những phương pháp mình cho là tối ưu nhất để maximize số điểm trong 2 tháng này.
Chủ yếu mình muốn nhấn mạnh đến việc maximize là vì mỗi người có một level đầu vào khác nhau , do đó kết quả đầu ra sẽ phụ thuộc vào việc hiện tại bạn đang ở trình độ nào, và việc bạn commit với tiến trình học đến đâu. Những phương pháp này mình đều đã áp dụng cho chính bản thân mình và cả các bạn học viên ở level thấp đang hướng đến mục tiêu 6.5, hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn nhé!
---
1. Phân thời gian học cho từng kĩ năng hợp lý:
Thời gian còn quá ít để lãng phí, bạn hãy lên kế hoạch học tập và phân chia thời gian biểu cho các kĩ năng hợp lý. Mình thấy một số bạn chia ra mỗi ngày học 1 kĩ năng, tuy nhiên mình thấy như vậy không thực sự hiệu quả.
Mỗi kỹ năng đều đóng vai trò nhất định và bổ trợ tương ứng lẫn nhau, bạn làm tốt Listening thì sẽ giúp đc cho Speaking, tương tự bạn làm tốt Reading thì sẽ dễ dàng cải thiện Writing hơn, vậy nên mình nên học song song, vừa duy trì được sự luyện tập hàng ngày, vừa rút kinh nghiệm được thêm chỗ này chỗ kia.
Thời gian biểu mình đã áp dụng là:
Sáng: luyện Listening & Reading (vì đây là khung thời gian bạn sẽ thi thật, do đó bạn nên ôn 2 kỹ năng này theo giờ đi thi để cơ thể làm quen với sự tập trung và minh mẫn nhất có thể)
Chiều: Writing (chọn Task 1 hoặc Task 2 – không nên làm cả hai, hôm nay làm Task 1 rồi thì mai làm Task 2 cho đỡ nặng)
Tối: ôn Speaking theo bộ đề thi thật hiện tại (cái này trên group mọi người share rất nhiều, nếu bạn chưa tìm được thì có thể inbox mình gửi cho nhé)
---
2. Phương pháp ôn từng phần:
Với những bạn đang hướng đến mục tiêu 6.5+ hoặc thậm chí là cao hơn nữa, bạn hãy ưu tiên luyện đề Cambridge và đừng ngó nghiêng lung tung. Lý do là bộ đề Cambridge sát nhất về cả cấu trúc lẫn độ khó của bài thi.
Thật ra để ôn IELTS thì có rất nhiều nguồn, nhiều sách, nhiều nhà xuất bản, nhưng những thứ đó bạn chỉ nên dùng để tham khảo nếu thời gian thi còn dài. Nếu đã đến giai đoạn nước rút rồi, bạn cứ Cambridge từ 10-15 mà tương nhé
Có một lưu ý dành cho các bạn, là CHẤT LƯỢNG hơn SỐ LƯỢNG. Mức độ năng suất (productivity) và hiệu quả (effectiveness) của một ngày học được đo lường bằng số lượng kiến thức mới bạn nạp vào đầu, số lỗi sai bạn ý thức được, chứ không phải số lượng đề bạn đã hoàn thành.
Ngày xưa hồi mới ôn mình cứ cắm đầu vào làm đề, hết đề này đến đề khác nhưng chả thấy lên được nửa điểm nào. Về sau mình mới phát hiện ra, ĐỀ THI là để TEST. Bạn không thể lên điểm được nếu chỉ đơn thuần là trả lời câu hỏi trong đề
Nếu muốn học hỏi được gì từ nó, bạn cần một phương pháp chủ động hơn.
---
Listening:
Hãy nghe 1 lần thẳng tắp như khi thi thật, cho băng chạy một mạch và thử xem sau lần 1 này, bạn còn bao nhiêu câu chưa nghe được? bao nhiêu câu chưa chắc chắn?
Hãy đánh dấu lại hết các chỗ đó, rồi mở băng lên nghe lần 2, lần này focus vào những chỗ chưa nghe rõ, bạn có thể replay những đoạn này bao nhiêu lần cũng được, miễn là nghe cho ra.
Nếu sau bước này mà bạn chọn được đáp án đúng, thì tức là khả năng tập trung của bạn chưa ổn, tốc độ nghe của bạn chưa bắt kịp với mạch thông tin. Còn nếu nghe vài lần rồi vẫn không ra được, thì có thể là do bạn chưa biết từ vựng này, hoặc do phát âm của bạn chưa tốt khiến bạn không “phiên dịch” được các chỗ luyến láy, nối âm.v.v.
Ở bước 3, bạn hãy check đáp án xem những chỗ nào bị sai. Có một phương pháp rất hay và hiệu quả là chép chính tả. Nghe có vẻ nản nhưng thật ra bạn chỉ cần chép các chỗ mình chưa nghe rõ ở lần 1 thôi, ko cần chép hết cả bài. Làm như vậy bạn sẽ thấy rất clear vì sao đáp án này đúng mà không phải đáp án kia – cực kỳ cực kỳ hữu dụng với những phần gây lú như multiple choice.
Mình đang áp dụng phương pháp này vào chương trình ôn Listening cho các bạn học sinh và trộm vía kết quả khả quan lắm nhé chính mình cũng đã boost được từ khoảng 7.0 lên 8.5 Listening sau 2 tháng chép chính tả chăm chỉ đấy. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn chưa biết nên làm thế nào, inbox mình sẽ giúp nhé.
---
Reading:
Cũng tương tự như trên, bạn hãy ưu tiên luyện đề trong Cambridge. Tuy nhiên nên phân ra từng dạng câu hỏi và ôn theo từng phần (chia để trị bao giờ cũng tốt hơn ^^)
Ngày trước có một đợt mình toàn stuck ở tầm 35/40 câu, mãi ko tiến bộ lên được dù làm đề điên cuồng. Sau này mình phát hiện ra rằng, muốn làm tốt Reading bạn phải nắm được tư duy của người ra đề và hướng mình suy nghĩ theo lối đó. Điều này đặc biệt đúng với những dạng bài cần suy luận một chút như Matching headings và True – False – NG. Từ khi vỡ ra được điều này, mình thấy tự tin với Reading hơn rất nhiều, kết quả trong kì thi thật cũng đã đạt 9.0 Reading – một nhân tố cứu vớt điểm overall rất hiệu quả đấy
Hướng đến số điểm càng cao, bạn sẽ càng thấy việc để làm đúng thêm 1-2 câu là rất khó, do đó hãy chuẩn bị cho mình một phương pháp làm bài hiệu quả và tích cực học từ vựng từ chính bài đọc nhé. Nếu biết cách học phù hợp thì chỉ cần sau 1 tháng bạn cũng đã thấy tiến bộ rõ rệt rồi, mình từng có những bạn học viên, sau 5 tuần học Reading intensive với mình đã tăng từ 6.0 – 7.5, thậm chí từ 7.0 – 8.5, vậy nên việc lên band là hoàn toàn có thể nếu bạn học đúng và chăm chỉ nhé.
Mình có chia sẻ một bài khá đầy đủ về Reading ở đây, các bạn có thể tham khảo đọc chi tiết hơn: https://bit.ly/3osyACK
---
Writing:
Như phần đầu bài viết mình có nói, mỗi ngày nên chia ra làm 1 task thôi, bởi để học kĩ và phân tích kĩ một đề cũng mất khá nhiều thời gian.
Đừng tham và ôm đồm , nếu không sửa được các lỗi sai hay mắc thì dù làm bao nhiêu đề đi chăng nữa bạn cũng sẽ chẳng thể lên điểm được đâu.
Anyway, cần nhìn vào thực tế, là Writing là một kĩ năng khá khó để tự học, vì nếu không có người giỏi hơn chỉ ra cho bạn lỗi sai, bạn khó có thể tự biết mình sai ở đâu để mà sửa được. Hãy tìm một mentor, một giáo viên hoặc một người bạn giỏi hơn xem bài cho bạn nhé
---
Writing Task 1:
Chia ra xem tổng cộng có bao nhiêu dạng đề (line graph, pie chart, bar chart, mix charts, table, procress, map…), với mỗi dạng sẽ có cách tiếp cận và một số cấu trúc áp dụng riêng. Bạn nên hệ thống lại những tài liệu này để tránh cảm giác mông lung khi viết bài.
Trước khi viết hãy lập dàn ý (outline) – tìm xem đặc điểm tổng quan của bài là gì, sau đó nên phân chia thông tin ở body 1 và body 2 như thế nào. Ngày xưa mình hay cắm đầu vào viết, bắt được cái gì là viết cái đấy nhưng như thế rất dead-end và cảm thấy hên xui lắm.
Mình hay học theo phong cách của thầy Simon và cô IELTS Liz – vì mình thấy văn phòng mạch lạc và dễ hiểu. Hãy chọn theo phong cách 1 thầy cô mà bạn thích, đừng học lung tung từ quá nhiều nguồn kẻo lại tẩu hỏa nhập ma. Mình thấy có những thầy cô rất giỏi, nhưng cách viết của họ lại không dễ để người ở level cơ bản dễ follow, do đó bạn hãy chọn một người mà mình thấy hợp nhé.
Writng Task 2:
Cũng giống như trên, bạn cần chia ra xem có bao nhiêu dạng bài: Agree/Disagree, Pros & Cons, discuss both views & give opinion, two part questions…
Với mỗi dạng câu hỏi sẽ có sườn bài (khung outline riêng), bạn có thể chuẩn bị sẵn mấy câu “tủ” ăn điểm – cứ gặp đúng đề mà ốp vào thôi là xong.
Ngày trước khi tự học và cả khi dạy học bây giờ cũng vậy, mình luôn xây dựng sẵn khung bài làm nên khá dễ áp dụng. Bạn chỉ cần luyện viết thêm cho quen tay, tránh râu ông nọ cắm cằm bà kia nhé. Mình từng có một bạn thi lần 1 chỉ đạt 5.0 Writing – nhưng sau khi học mình theo phương pháp này đã lên được 1.5 band (đạt mức 6.5 Wring) sau 2 tháng, bạn ấy đã nỗ lực rất nhiều cho nên thành quả như vậy là xứng đáng. Bạn cũng sẽ làm được, cố lên nhaaa
Ngoài ra, với Task 2 chủ yếu rơi vào nhóm đề nghị luận xã hội, bạn nên chuẩn bị sẵn kho từ vựng và collocation cho một số topic thường gặp như Family, Euducation, Crime, Work, Environment, Technology, Science….
Mình collect được bộ ý tưởng cho rất nhiều chủ đề và đã biên soạn lại một chút cho dễ theo dõi, bạn có thể inbox mình để nhận file nhé.
---
Speaking:
Đây là skill khó nhằn nhất nếu thời gian thi còn ngắn. Với những bạn đang còn nhiều vấn đề với phát âm và ngữ pháp .v.v., bạn nên ưu tiên fluency vì khó có thể cải thiện được tất cả những thứ này trong ngày một ngày hai.
Quan trọng nhất vẫn là phản xạ và mức độ “nảy số” khi gặp phải các chủ đề khó. Vậy nên bạn hãy chuẩn bị ngay bộ đề Speaking thi thật, tìm thêm partner để luyện nói và sửa bài cho nhau. Lý tưởng nhất là ôn hàng ngày, hoặc cách ngày, mục đích là để bạn thật sự speak out và quen với việc phát âm tiếng Anh, tránh cảm giác ngượng nghịu khi bước vào phòng thi.
Nếu tìm được ai guide cho bạn và chỉ ra được các lỗi sai cho bạn là tốt nhất, còn nếu không bạn có thể ghi âm lại file nói và nghe lại để tự “chấm bài” cho mình.
Để hỗ trợ các bạn học viên trong lớp, mình có run một Speaking Club tại Bạch Mai – HN để giúp các bạn luyện đề, mỗi buổi sẽ ôn theo một số topic nhất định lấy từ bộ đề thi thật hiện tại.
Mình welcome cả các bạn bên ngoài tham gia nếu bạn cũng đang tìm một nơi để luyện nói nhé ^^
Bài cũng khá dài rồi, nếu các bạn cần giúp đỡ thêm gì, hoặc muốn tham khảo một trong số các tài liệu mình nhắc tới phía trên thì có thể inbox cho mình nhé. Hi vọng sẽ giúp được phần nào cho mọi người
Lớp IELTS mục tiêu 6.0 – 6.5 khai giảng 8/12 của Trâm sắp đóng đăng ký, nếu bạn muốn tìm một lớp học sĩ số nhỏ, học phí phải chăng, được support cả 4 kĩ năng trong và ngoài giờ trên lớp, và yêu thích phương pháp truyền đạt của Trâm thì inbox nhé
Lớp học 3 buổi/tuần (chưa kể buổi luyện đề tại Speaking club), kèm theo trọn bộ tài liệu xinh xinh do Trâm tổng hợp và biên soạn. Dự kiến lớp sẽ kết thúc vào tháng 2 để các bạn kịp thi trước Tết.
Còn bây giờ, chúc bạn học thật tốt và đạt mục tiêu như mong muốn nha
Love ya,
Comments