-----
Phương pháp giúp Trâm đạt 8.0 IELTS và 9.0 Reading effortlessly.
Từ vựng là một trong những yếu tố mấu chốt quyết định đến khả năng sử dụng ngôn ngữ của người học. Chính vì vậy, nếu vốn từ không đủ lớn, chúng ta sẽ gặp khó khăn trong cả Nghe, Nói, Đọc, Viết, đặc biệt là kỹ năng Đọc. Trong quá trình học tiếng Anh nói chung và IELTS nói riêng, mình cũng đã từng thử qua rất nhiều phương pháp, kể cả việc nhồi nhét tới mấy chục từ vựng mỗi ngày. Nhưng thực sự đó là quá trình quá mệt mỏi và hoàn toàn không bền vững. Nếu chỉ mới nghĩ đến nó thôi bạn đã thấy mệt thì làm sao bạn kéo dài nó được, chẳng khác gì một cuộc hôn nhân không có happy ending.
Dưới đây là cách mình đã làm để “yêu” tiếng Anh hơn và cảm thấy thực sự hào hứng việc học từ vựng, để rồi một ngày đẹp trời đi thi IELTS được 9.0 Reading một cách effortlessly!
Vì bài chia sẻ khá dài với nhiều tài liệu đi kèm nên mình sẽ chia ra thành 2 phần. Bài này mình sẽ chia sẻ về giai đoạn 1 - giai đoạn học không áp lực để xây dựng kiến thức nền. Ở bài sau mình sẽ nói kỹ hơn về quá trình chuẩn bị cho IELTS trong 2 tháng nhé! Follow Facebook mình và Comment #Thankyou để nhận thông báo khi có Part 2 nha.
𝑨. 𝑮𝒊𝒂𝒊 đ𝒐𝒂̣𝒏 𝒉𝒐̣𝒄 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒂́𝒑 𝒍𝒖̛̣𝒄 (𝒌𝒉𝒐𝒂̉𝒏𝒈 𝒗𝒂̀𝒊 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐 𝒕𝒐̛́𝒊 𝒉𝒂̀𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎, 𝒏𝒐́𝒊 𝒄𝒉𝒖𝒏𝒈 𝒄𝒂̀𝒏𝒈 𝒍𝒂̂𝒖 𝒄𝒂̀𝒏𝒈 𝒕𝒐̂́𝒕, 𝒌𝒆̂̉ 𝒄𝒂̉ 𝒔𝒂𝒖 𝒌𝒉𝒊 𝒕𝒉𝒊 𝒙𝒐𝒏𝒈 𝒗𝒂̂̃𝒏 𝒕𝒊𝒆̂́𝒑 𝒕𝒖̣𝒄 𝒂́𝒑 𝒅𝒖̣𝒏𝒈 đ𝒆̂̉ 𝒅𝒖𝒚 𝒕𝒓𝒊̀ 𝒍𝒆𝒗𝒆𝒍)
1. 𝑴𝒐̂̃𝒊 𝒏𝒈𝒂̀𝒚 đ𝒐̣𝒄 𝒎𝒐̣̂𝒕 𝒎𝒂̂̉𝒖 𝒕𝒊𝒏, 𝒉𝒐𝒂̣̆𝒄 𝒃𝒂̂́𝒕 𝒄𝒖̛́ 𝒌𝒉𝒊 𝒏𝒂̀𝒐 𝒕𝒖𝒚̀ 𝒕𝒉𝒊́𝒄𝒉
Không giống như chia sẻ của một số bạn, là phải ép bản thân đọc báo tiếng Anh nhiều nhất có thể. Mình hiếm khi nào đọc hết 1 bài báo tiếng Anh hoàn chỉnh (vì nó boring, đọc báo tiếng Việt còn lướt bỏ xừ ra nữa là). Mình không bao giờ đặt ra áp lực cho bản thân là phải đọc đi đọc lại hết cả bài báo rồi tra hết từ mới, vì làm như thế chắc được khoảng 5p là muốn đóng máy tính lại rồi. Bạn cứ take it easy thôi, chỉ cần với mỗi bài báo, bạn học và nhớ được vài từ cùng ngữ cảnh sử dụng của nó là tốt lắm rồi. Mai bạn lại mở bài báo khác ra (cùng chủ đề hôm qua vừa đọc thì càng tốt), bạn sẽ gặp lại những từ bạn nhìn thấy hôm trước và nhớ lâu hơn.
Chẳng hạn hôm nay bạn đọc tin về Covid-19 tại Ấn Độ, mai bạn lại đọc bài khác về Covid tiếp, bạn sẽ thấy có những từ được dùng đi dùng lại rất nhiều như: high mortality, burning funeral pyres, surge, public gatherings ….
Lúc này, bạn nhớ mở từ điển ra để tra nghĩa của từ và học cách phát âm luôn nhé! Đừng chỉ biết mặt mà không biết cách gọi tên, vì pronunciation ảnh hưởng rất lớn tới Speaking & Listening nữa đó.
Từ điển thì bạn dùng trang nào cũng được, nhưng mình thích nhất là https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/ và https://dictionary.cambridge.org/ (tập thói quen tra từ điển Anh - Anh để hiểu rõ hết các lớp nghĩa của từ luôn nha).
Khi đọc báo, bạn còn học được cả ngữ cảnh và các collocations. Tuy nhiên đừng chỉ dừng lại ở mức độ đọc để hiểu, hãy chủ động bắt chước và đặt câu với nó để sau này mình còn tự dùng được trong Writing với Speaking.
Chẳng hạn trong bài báo có câu gốc là:
𝐏𝐮𝐛𝐥𝐢𝐜 𝐠𝐚𝐭𝐡𝐞𝐫𝐢𝐧𝐠𝐬 𝐡𝐚𝐯𝐞 𝐛𝐞𝐞𝐧 𝐜𝐚𝐩𝐩𝐞𝐝 𝐚𝐭 𝐟𝐨𝐮𝐫 𝐩𝐞𝐨𝐩𝐥𝐞 (tụ tập công cộng bị giới hạn dưới 4 người)
Thì bây giờ mình đặt lại câu này là: 𝐀𝐦𝐢𝐝 𝐭𝐡𝐞 𝐭𝐡𝐢𝐫𝐝 𝐰𝐚𝐯𝐞 𝐨𝐟 𝐂𝐨𝐯𝐢𝐝-𝟏𝟗 𝐢𝐧 𝐕𝐢𝐞𝐭𝐧𝐚𝐦, 𝐩𝐮𝐛𝐥𝐢𝐜 𝐠𝐚𝐭𝐡𝐞𝐫𝐢𝐧𝐠𝐬 𝐡𝐚𝐯𝐞 𝐛𝐞𝐞𝐧 𝐜𝐚𝐩𝐩𝐞𝐝 𝐚𝐭 𝐭𝐞𝐧 𝐩𝐞𝐨𝐩𝐥𝐞. (giữa làn sóng Covid-19 lần thứ 3 tại Việt Nam, việc tụ tập nơi công cộng bị giới hạn dưới 10 người)
Mẹo ở đây là bạn giữ nguyên cấu trúc câu, và chỉ thay đổi một phần thông tin thôi, như vậy chắc chắn bạn sẽ không bị đặt câu sai. Sau này khi đã quen dần hơn rồi bạn có thể đặt câu mới nhưng nếu chưa chắc lắm thì bạn cứ tuân thủ quy tắc trên cho lành.
Ngoài ra, nếu muốn tham khảo thêm cách đặt câu với những từ này, bạn có thể sử dụng trang này https://sentence.yourdictionary.com/ - gõ từ bạn muốn đặt câu vào ô tìm kiếm, kết quả sẽ trả về cho bạn hàng trăm câu ví dụ luôn. Nhưng nhớ là để tham khảo thôi nhé ^^
2. 𝑿𝒆𝒎 𝑵𝒆𝒕𝒇𝒍𝒊𝒙 & 𝒗𝒍𝒐𝒈 𝒄𝒖̉𝒂 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒃𝒂̉𝒏 𝒙𝒖̛́ 𝒗𝒆̂̀ 𝒃𝒂̂́𝒕 𝒌𝒚̀ 𝒄𝒉𝒖̉ đ𝒆̂̀ 𝒏𝒂̀𝒐 𝒎𝒂̀ 𝒃𝒂̣𝒏 𝒕𝒉𝒊́𝒄𝒉
Cái này thì có vẻ đỡ boring hơn nè, vì có hình ảnh trực quan bao giờ cũng dễ ngấm hơn là chỉ đọc chữ. Lên youtube và theo dõi bất kỳ topic nào mà bạn thích. Ưu tiên lựa chọn các video của người bản xứ để học cách phát âm và cách dùng từ cho chuẩn xác hơn nha.
Bạn có thể bật subtitle hoặc không (tuỳ theo sở thích). Trước giờ mình luôn có thói quen xem Youtube mở Sub tiếng Anh để tiện cụm nào hay thì note lại luôn. Có người cho rằng bật sub làm ảnh hưởng đến kỹ năng nghe nhưng mình đi thi vẫn đạt 8.5 Listening nên mình thấy việc bật sub là bình thường. Cơ mà bật sub tiếng Anh nhé bạn ơi ^^
Mình thấy học theo cách này là dễ ngấm nhất vì mình hiểu ngữ cảnh và biết cách sử dụng sao cho tự nhiên. Nhưng để ko đứt gánh giữa đường thì bạn đừng vừa xem phim vừa tra từ điển, vừa làm gián đoạn mạch phim, vừa tra ko biết bao nhiêu cho đủ. Mẹo là mình sẽ chỉ note lại các cụm từ mình thấy lạ và ấn tượng thôi. Tiện thì nhẩm lại theo câu người ta vừa nói luôn để bắt chước cả ngữ điệu & phát âm. Trong quá trình xem thì cố đoán nghĩa của nó dựa vào ngữ cảnh. Khi nào xem xong rồi tra 1 thể nhé.
Tạm thời thế đã nha, mình sẽ share thêm về giai đoạn nước rút chuẩn bị cho IELTS trong bài tiếp theo.
Follow page và comment #Thankyou dưới post này để nhận thông báo nhé
Chúc các bạn học tốt!
——————
Tham khảo các khoá học sĩ số nhỏ từ cơ bản đến 6.5+ do Trâm dạy trực tiếp tại đây nha www.tramnguyenielts.com
Inbox page Tram Nguyen IELTS để được tư vấn chi tiết về lịch khai giản các lớp!
Comments